Skip to content

March 18, 1975

Cable from Comrade Pham Hung to Comrade Le Duc Tho

This document was made possible with support from MacArthur Foundation

Ngày 18-3

 

Đồng chí Phạm Hùng điện gửi đồng chí Lê Đức Thọ

 

Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Thọ, đồng chí Phạm Hùng đã trả lời những vấn đề về thực tiễn chiến trường B2:

 

Từ sau Hiệp định Pari, so sánh lực lượng trên các chiến trường đã thay đổi lớn có lợi cho ta. Phong trào ba mũi giáp công ở cơ sở lần lượt được khôi phục và phát triển với hình thức và mức độ khác nhau.

 

Điểm lại phong trào tiến công nổi dậy ở cơ sở, đồng chí nêu rõ một thực tế là: từ sau cuộc tiến công nổi dậy năm 1968, ta có phát động phong trào gỡ đồn bốt nhỏ, giải phóng ấp, xã nhưng kết quả chưa cao vì địch phản kích mạnh; các lực lượng cơ sở địa phương của ta phải trải qua nhiều tổn thất nhất là năm 1969, phải đến 1970 mới bắt đầu được khôi phục.

 

Sau Hiệp định Pari, các lực lượng ta ra sức ngăn chặn, đẩy lùi sự lấn chiếm của địch. Kết quả, ở đồng bằng sông Cửu Long mỗi tháng gỡ độ 50-70 đồn bốt, chủ yếu bằng lực lượng tập trung của khu, tỉnh nhưng sau đó địch lấy lại hầu hết. Sáu tháng mùa khô 1974, phong trào ba mũi có bước chuyển biến rõ, gỡ được nhiều đồn bốt địch, mở nhiều mảng. Dưới hình thức chiến dịch tổng hợp của tỉnh, huyện có phối hợp bộ đội chủ lực tập trung đã đánh tiêu diệt những điểm then chốt của địch, đẩy mạnh hoạt động ba mũi giáp công. Do đó, ta đã giải phóng khoảng trên 1.000 đồn bốt ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó trên 30% do lực lượng huyện và xã tham gia giải phóng.

 

Đồng chí Phạm Hùng nêu rõ: tại Hội nghị Trung ương Cục năm 1974 và Hội nghị tổng kết đánh phá bình định tháng 8-1974 : đã xác định khả năng ấp giải phóng ấp, xã giải phóng xã. Trong điều kiện mới, lực lượng khu, tỉnh đánh diệt những điểm then chốt, tạo thế cho ba mũi giáp công, hình thành chiến dịch tổng hợp ở từng tỉnh, từng huyện nhằm đánh bại cơ bản chương trình bình định nông thôn của địch.

 

Thực tế mùa mưa năm 1974, mặc dù chủ lực Miền và Khu hoạt động ít, nhưng nhờ các chiến dịch tổng hợp của tỉnh, huyện nên đã mở rộng phong trào ba mũi, tiếp tục giành những thắng lợi lớn. Các lực lượng cơ sở, huyện, tỉnh có bước phát triển mạnh, có kinh nghiệm và tự tin hơn trước. Tiếp đó, chủ lực của ta đánh mạnh, đánh thắng địch giòn giã đã tạo điều kiện để nhân dân nổi dậy gỡ hàng loạt đồn bốt địch. Điều đó chứng tỏ điều kiện và khả năng nổi dậy giải phóng cơ sở đã trở thành hiện thực.

 

Ở Khu IX, phong trào nổi dậy của quần chúng diễn ra quyết liệt các đơn vị vũ trang địa phương hỗ trợ lực lượng quần chúng đã tiêu diệt, làm rã từng đại đội và phân chi khu của địch ở nhiều nơi như ở xã Lương Thế Trân (Cà Mau), Hiệp Mỹ (Trà Vinh), liên tục tiêu hao, bức rã các tiểu đoàn bảo an ở Cái Nước, Thị Kẹo, Đầm Dơi, Rách Ráng, Vĩnh Thuận (Cà Mau), An Biên (Rạch Giá), v.v… Khu IX có tới cả chục huyện có điều kiện chuyển lên mạnh mẽ. Các thị xã và vùng đồng bằng đông dân dần dần bị ta cô lập như thị xã Cà Mau, Rạch Giá, Trà Vinh.

 

Ở Khu VIII và nhiều khu khác đang chỉ đạo rút kinh nghiêm và nhận rõ khả năng tự lực của xã, huyện, tỉnh để phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện cho chủ lực tập trung, cơ động đánh tiêu diệt từng cứ điểm then chốt, tạo tình thế thuận lợi cho xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện và tỉnh giải phóng tỉnh. Đây là phương hướng có nhiều khả năng thực tế, vừa nhanh chóng mở lõm, mở mảng, mở vùng ra phía trước, vừa tranh thủ mở rộng hoàn chỉnh vùng giải phóng phía sau.

 

Đồng chí Phạm Hùng nhấn mạnh: Trong chỉ đạo phong trào ba mũi giáp công, Trung ương Cục đã chỉ đạo rất cụ thể cho từng vùng ven Sài Gòn, vùng ven trục giao thông, vùng di cư, vùng đồng bào Khơme, Cao Đài, Hoà Hảo để bố trí cán bộ. Do chỉ đạo cụ thể, nên một số nơi chuyển mạnh. Kể cả các khu di dân ở miền Đông Nam Bộ, trước đây là vùng địch chiếm đóng rất khó thâm nhập, nhưng khi phong trào chuyển lên và ta xây dựng được nhiều cơ sở thì khả năng vùng dậy giải phóng đã trở nên phổ biến.

 

Nguồn: Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng

P 11/3- ĐVBQ 1377, tr. 15.

 

After receiving Comrade Le Duc Tho’s guidance opinions, Comrade Pham Hung sent the following reply regarding issues involving the realities of the B2 Battlefield:

 

After the Paris Agreement, the balance of forces on all battlefields has changed substantially in our favor. Our three-pronged attack movement at the grassroots level has gradually been rebuilt and expanded in different forms and at different levels.

 

Reviewing the attack and uprising movement at the grassroots level, Comrade Pham Hung clearly pointed out one concrete fact:

 

After the 1968 offensive and uprisings, we launched a movement to eliminate small enemy outposts and liberate hamlets and villages, but the results of this effort were meager because the enemy launched powerful counterattacks.

 

Our local forces at the grassroots level suffered heavy losses, especially during 1969, and only in 1970 did they finally begin to recover. After the Paris Peace Agreement, our forces strove to counter and push back the enemy’s land-grabbing efforts. The result was that in the Mekong Delta each month our forces managed to eliminate between 50 and 70 enemy outposts, mainly through the use of region and province level units. However, the enemy managed to retake virtually all of the outposts he had lost. During the six months of the 1974 dry season, our three-pronged movement made clear progress. It was able to eliminate many enemy outposts and to open up many new areas for our forces. Conducting combined campaigns at the province or district level, supported by main force units, our forces attacked and overran many key enemy positions and intensified the operations of our three-pronged attack. In that way we managed to liberate more than 1,000 outposts in the Mekong Delta, with village and district level forces participating in more than 30% of these successes.

 

The 1974 COSVN Conference and the August 1974 review of our counter-pacification campaign affirmed the ability of hamlets to liberate hamlets and villages to liberate villages. Under these new conditions, regional and province level units were used to attack and destroy key enemy positions to create conditions favorable for our three-pronged attack at the grass roots level. These operations were conducted as combined campaigns in individual provinces and districts that were aimed at essentially defeating the enemy’s rural pacification program.

 

As for the 1974 rainy season, even though COSVN and regional main force units had conducted few operations, through the combined campaigns at the province and district level we expanded our three-pronged attack movement and continued to win major victories. Grassroots-level forces, along with district and provincial forces, made great progress, gained experience, and became more self-confident. Then our main forces launched powerful attacks that inflicted clear, clean defeats on the enemy, defeats that enabled the people to rise up and eliminate entire networks of enemy outposts and guard posts. This proved that conditions were right and that we were in fact capable of conducting grassroots-level uprisings to liberate local areas.

 

In Region 9, the mass uprising movement was aggressive and ferocious. Local armed forces units supported mass forces in destroying or dispersing individual enemy companies and village-level military headquarters in many locations such as Luong The in Ca Mau and Hiep My in Tra Vinh. They inflicted a continuous stream of casualties on RF battalions that resulted in the retreat and disintegration of these RF units in Cai Nuoc and Thi Keo in Rach Gia province and at Dam Doi, Rach Rang, Vinh Thuan, An Vien, etc.

 

In Region 9, a dozen districts now had the right conditions to make tremendous progress. Our forces were gradually isolating the province capitals and heavily lowland areas in places such as Ca Mau, Rach Gia, and Tra Vinh.

 

Pham Hung said that Region 8 and many other regions were carrying out reviews of operations to derive lessons learned and that these reviews clearly demonstrated the capabilities of villages, districts, and provinces to become self-sufficient in order to exploit our combined strength to create conditions that enabled our large, mobile main force units to attack and destroy key enemy military strong-points. Such attacks in turn created favorable conditions that would allow villages to liberate villages, districts to liberate districts, and provinces to liberate provinces. This trend had many practical possibilities for quickly opening up pockets, areas, and entire regions for our forces while at the same time we worked to expand, consolidate, and integrate our liberated zones in the rear.

 

Comrade Pham Hung emphasized that with regard to the guidance it had issued on the three-pronged attack movement, COSVN had given very specific and detailed guidance to individual area, such as the outskirts of Saigon, the areas along main roads and lines of communications, [Northern] refugee resettlement areas, ethnic Khmer areas, Cao Dai and Hoa Hao areas, etc., on properly deploying our cadre. Because of this concrete and detailed guidance, a number of areas had made great progress. Even [Northern] refugee resettlement areas in Eastern Cochin China that were occupied by the enemy and that had been very difficult for us to infiltrate now had begun to make great progress, and we had been able to recruit many agents and build organizations inside them. Pham Hung said that this demonstrated that the possibilities of conducting uprisings to liberate these areas had become widespread.

 

[Translator’s Note: This document can also be found in the first edition of Lich Su Bien Nien Xu Uy Nam Bo va Trung Uong Cuc Mien Nam (1954-1975) [Historical Chronicle of the Cochin China Party Committee and the Central Office for South Vietnam, 1954-1975] (Hanoi: Nha xuat ban Chinh tri quoc gia, 2002), 1068-1070.]

 

Pham Hung sent Le Duc Tho a reply with a review of the attack and uprising movement at the grassroots level at the B2 Battlefield.

Author(s):


Document Information

Source

Lich Su Bien Nien Xu Uy Nam Bo va Trung Uong Cuc Mien Nam (1954-1975) [Historical Chronicle of the Cochin China Party Committee and the Central Office for South Vietnam, 1954-1975], 2nd ed. (Hanoi: Nha xuat ban Chinh tri quoc gia, 2008), 1312-1314. Translated by Merle Pribbenow.

Rights

The History and Public Policy Program welcomes reuse of Digital Archive materials for research and educational purposes. Some documents may be subject to copyright, which is retained by the rights holders in accordance with US and international copyright laws. When possible, rights holders have been contacted for permission to reproduce their materials.

To enquire about this document's rights status or request permission for commercial use, please contact the History and Public Policy Program at [email protected].

Original Uploaded Date

2017-12-07

Type

Cable

Language

Record ID

175984

Donors

MacArthur Foundation